Sắn bao nhiêu calo? Hiển nhiên, không phải ai cũng biết điều này mặc dù sắn là loại lương thực rất phổ biến ở Việt Nam. Đặc biệt là trong thời kỳ kinh tế khó khăn, khi thóc gạo khan hiếm, sắn và khoai là hai loại củ nuôi sống con người. Nếu bạn muốn biết củ sắn bao nhiêu calo thì đừng bỏ qua bài viết sau đây của Phát Phát sport nhé.
Củ Sắn bao nhiêu calo?
Sắn hay khoai mì là loại củ có vỏ ngoài màu nâu, ruột trong màu trắng, được trồng nhiều ở các vùng trung du đồi núi vì khả năng chịu được đất cằn. Thế hệ trẻ ngày nay biết đến sắn như một loại quà chiều, một chút điểm tâm lúc rảnh rỗi mà ít ai biết được sắn là cả một huyền thoại nuôi sống lớp lớp thế hệ cha ông.
Không chỉ vậy, sắn còn là loại củ dễ chế biến. Sắn luộc, sắn hấp rất bở và có vị vừa ngọt vừa bùi dễ ăn. Bột sắn có thể nấu chè, làm bánh hoặc làm nguyên liệu cho các ngành công nghiệp thực phẩm. Ngoài ra, sắn còn được thái lát sau đó phơi khô, tận dụng để làm thức ăn cho gia súc.
Sắn dây là thực phẩm quen thuộc trong cuộc sống
Vậy bạn có biết sắn bao nhiêu calo? Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng cứ 100g sắn lại cung cấp cho cơ thể khoảng 152 calo. Vì vậy, không thể phủ nhận rằng sắn là một loại thực phẩm rất giàu năng lượng. Bên cạnh đó, sẵn cũng được đánh giá là loại củ giàu vitamin như vitamin A, vitamin C tốt cho mắt và cho da.
Ăn sắn có béo không?
Rất nhiều người sau khi biết sắn bao nhiêu calo thì tỏ ra e ngại với loại thực phẩm này và thắc mắc ăn sắn có béo không? Đặc biệt là đối với những người đang ăn kiêng, giữ dáng, vấn đề này lại càng được cân nhắc một cách kỹ lưỡng.
Nếu chỉ nhìn vẻ bề ngoài, không ít người sẽ nghĩ sắn chứa rất nhiều tinh bột, nhưng thực chất 100g sắn chỉ có khoảng 2% tinh bột mà thôi. Trong khi tinh bột là thành phần được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng hạn chế trong quá trình ăn kiêng. Thêm vào đó, sắn luộc hoặc sắn hấp khá khô, nên rất khó để ăn được quá nhiều cùng một lúc. Do đó, ăn sắn sẽ không gây béo phì hay tăng cân mặc dù chỉ số năng lượng khá cao.
Sắn dây được sử dụng để chế biến những món chè thơm ngon
Không những không gây béo, sắn còn giúp chúng ta giảm cân rất hiệu quả. Lý giải cho điều này là vì củ sắn có khoảng gần 80% là nước, giúp no lâu đồng thời kiềm chế sự thèm ăn.Hơn thế, sắn cũng là loại thực phẩm giàu chất xơ, rất tốt để hỗ trợ cho quá trình giảm cân, giữ gìn vóc dáng.
Ăn sắn có tốt không? Ăn sắn có tác dụng gì?
Tuy không giàu tinh bột nhưng sắn lại cung cấp nhiều chất dinh dưỡng khác có lợi cho sức khỏe như sắt, đạm, kali, photpho,…Ngoài ra, một vài tác dụng tích cực của củ sắn không thể bỏ qua đó chính là giảm chứng đau nửa đầu nhờ thành phần chính là vitamin B2. Vitamin A giúp mắt sáng hơn, chống mỏi mắt, mờ mắt. Bên cạnh đó, sắn còn giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh về đường ruột như khó tiêu, đầy bụng, táo bón,…
Sắn dây tốt cho sức khỏe
Một ưu điểm khác của loại củ này mà không phải ai cũng biết chính là khả năng làm lành vết thương nhanh chóng. Sắn cũng được ưu tiên sử dụng để giảm huyết áp, tốt cho sức khỏe thần kinh, duy trì cơ bắp chắc khỏe nhờ sự hiện diện của protein trong củ sắn nuôi dưỡng các mô.
Bên cạnh vô số những công dụng lớn nhỏ, củ sắn cũng tồn tại những tác hại không ngờ mà bạn cần nắm được để tránh những trường hợp đáng tiếc xảy ra.
Trong củ sắn sống chứa một lượng tương đối lớn glycoside cyanogen, khi vào cơ thể sẽ giải phóng xyanua gây hại. Việc ăn sắn sống thường xuyên sẽ làm tăng nguy cơ ngộ độc cyanua, đồng thời gây suy giảm chức năng tuyến giáp và thần kinh. Thêm vào đó, tình trạng ngộ độc cyanua có thể gây tê liệt, tổn thương nội tạng và nghiêm trọng hơn có thể gây chết người.
Hơn nữa, ở một số khu vực trên thế giới, củ sắn đã được chứng minh rằng có thể hấp thụ các hóa chất độc hại từ đất trồng, chẳng hạn như asen và cadimi. Điều này có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư ở những người ăn sắn thường xuyên.
Câu hỏi khác liên quan tới củ sắn
Bầu ăn củ sắn được không?
Câu trả lời là không. Chuyên gia khuyến cáo rằng mẹ bầu nên hạn chế ăn củ sắn, đặc biệt là giai đoạn tam cá nguyệt thứ nhất. Vì sắn có chứa hàm lượng cao hoạt chất cyanhydric tập trung ở hai đầu và phần vỏ của củ sắn. Đây là hợp chất dễ gây rối loạn tiêu hóa hay ngộ độc thực phẩm.
Củ sắn tiếng anh là gì?
Củ sắn tiếng anh là Cassava root.
Củ sắn kỵ với gì?
Hoa bưởi, sen, nhài là 3 loại nằm trong danh sách sắn dây kỵ với món gì. Sự kết hợp với các món này sẽ làm mất đi thành phần dinh dưỡng và công dụng vốn có của sắn dây. Không chỉ vậy, nó còn gây ra một số ảnh hưởng đến sức khỏe như: Đầy hơi, chướng bụng, khó tiêu.
Bầu 3 tháng đầu ăn củ sắn được không?
Củ sắn chứa nhiều tinh bột, đường glucose và nước. Đây đều là các thành phần cực kỳ có lợi cho mẹ bầu trong giai đoạn ốm nghén khi mang thai 3 tháng đầu.
Củ sắn tiếng trung là gì?
Củ sắn tiếng trung là 木薯根 (Mùshǔ gēn)
Ăn củ sắn nhiều có tốt không?
Nên tiêu thụ sắn ở mức độ vừa phải: bởi Ăn quá nhiều sắn sẽ có nguy cơ ngộ độc, do đó, bạn chỉ nên tiêu thụ loại thực phẩm này ở mức vừa phải thôi nhé.
Lời kết
Như vậy, không ai có thể phủ nhận được những giá trị ưu việt của sắn, nhưng chúng ta cũng nên lưu ý về những tác hại của sắn đối với cơ thể. Hy vọng rằng bài viết trên đây của Phát Phát sport đã giúp các bạn có được giải đáp cho thắc mắc sắn bao nhiêu calo.
Tìm kiếm trên Google
- củ sắn
- củ sắn bao nhiêu calories
- củ sắn giá bao nhiêu
- củ sắn có tốt không