Ngải cứu được biết đến từ lâu là vị thuốc dân gian có nhiều tác dụng hữu ích đến sức khỏe con người. Vậy hôm nay hãy cùng tìm hiểu về các thành phần dinh dưỡng cũng như lưu ý khác xung quanh thành phần này với Dây ngũ sắc tập gym nhé!
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Rau Ngải Cứu
Theo các chuyên gia nghiên cứu trong ngải cứu có chứa một số hàm lượng tinh dầu khoảng 0,20- 0,34%. Ngoài ra trong loại thực phẩm này còn chứa thêm một số thành phần khác như Tetradecatrilin, Tricosano, Dehydromantric este, …
Hơn hết trong ngải cứu còn chứa hơn 50 thành phần hợp chất beta carophylen chiếm 24% và beta cubenden chiếm hàm lượng 12%. Theo kinh nghiệm truyền trong dân gian, ngải cứu còn hỗ trợ giảm đau bụng chủ yếu cho phái nữ, các bệnh liên quan đến tiêu hóa và đại tiện ra máu, …
Tác Dụng Của Rau Ngải Cứu
Ngải cứu là thực phẩm phổ biến và thường xuyên được sử dụng trong cuộc sống thường nhật, dùng được sống hoặc chế biến chín có thể mang lại nhiều tác dụng như sau:
- Chữa vết thương có vết tụ máu: được dùng ngải cứu giã cùng rượu trắng rồi gạn nước lấy bã để đắp lên vết thương.
- Chữa đi vệ sinh ra máu: cũng thường được giã với nước gạo rồi gạn lấy bã đắp vào.
- Giảm đau bụng kinh ở phái nữ: có tác dụng điều hòa kinh nguyệt, giảm đau bụng lâu năm khi được chế biến chín.
- Hỗ trợ an thai: là một trong số thực phẩm được tin tưởng trong việc hỗ trợ an thai và không gây ảnh hưởng xấu tới em bé, ngải cứu còn được sử dụng để giảm thiểu tình trạng ra máu của phụ nữ mang thai.
- Đẹp da và trị mụn: cũng là một thực phẩm có nhiều tác dụng an toàn trong chữa trị mụn ẩn do thời tiết và làm căng bóng da an toàn, hiệu quả. Ngoài ra các tinh chất có trong rau ngải cứu còn giúp da được thông thoáng, sạch sâu và còn giảm thiểu tình trạng mẩn ngứa và rôm sẩy ở các trẻ nhỏ.
- Giảm đau thần kinh: uống nước ngải cứu tươi có tác dụng vô cùng tốt tới những người gặp các vấn đề liên quan đến hệ thống thần kinh, hay người có tiền sử đau đầu kinh niên.
- Giảm đau nhức xương: nếu sử dụng kiên trì nước ngải cứu ép còn giảm thiểu tối đa tình trạng đau nhức xương, giảm khô khớp nên sử dụng kiên trì trong ít nhất 1 tháng.
- Người suy nhược cơ thể: đối với người có thể lực ăn tốt nhưng hấp thụ kém dẫn đến tình trạng sức đề kháng cũng bị suy giảm. Khuyên rằng sử dụng ngải cứu có tác dụng đặc biệt hữu ích đối với người bị suy nhược cơ thể.
- Trị cảm cúm, ho và sốt: các bài thuốc từ lâu của ngải cứu đã không còn mấy xa lạ về lợi ích giải cảm, giảm ho và hạ sốt hiệu quả.
- Hỗ trợ giảm cân: ngải cứu còn là phương thức giảm mỡ bụng an toàn và hiệu quả được nhiều người lựa chọn. Sử dụng ngải tươi và sơ chế qua với muối rồi quấn quanh bụng với nịt đen không chỉ giảm mỡ bụng nếu kiên trì còn tránh được nhiều nguy cơ dẫn đến đau lưng.
Tác Hại Khi Ăn Rau Ngải Cứu Nhiều
Ngoài những tác dụng hữu ích, ngải cứu nếu quá lạm dụng và sử dụng sai cách có thể gây nên những tác hại không ngờ đến cần hết sức cẩn thận và phòng tránh. Dưới đây là một vài lưu ý về tác hại của ngải cứu khi ăn quá nhiều và sai cách:
- Không ăn nhiều ngải cứu trong 3 tháng thai kỳ đầu tiên: dễ dẫn đến các trường hợp bị động thai, có thể dẫn đến ra máu trong lúc mang thai. Đối với người phụ nữ mang thai cần có ăn uống theo chỉ định và lời khuyên của các bác sĩ.
- Rối loạn đường ruột: ăn nhiều ngải cứu được xem là một phương thuốc tự nhiên có tác dụng nhuận tràng, tuy nhiên đối với những người có tiền sử về hệ tiêu hóa yếu đặc biệt liên quan đến đường ruột cần tránh ăn nhiều.
- Rối loạn cơ quan của gan: ăn quá nhiều ngải cứu theo chỉ định của một số chuyên gia và các bác sĩ có thể gây nên sự rối loạn cơ chế chuyển hóa của các tế bào trong gan. Về lâu dài có thể ảnh hưởng xấu và dẫn đến các bệnh về viêm gan, nước tiểu đục, …
- Ngộ độc thực phẩm: trường hợp này thường xảy ra nhất thời nếu hấp thụ lượng lớn ngải cứu khiến miệng và cổ họng bị kích thích nhẹ và gây đau nhức tại dịch vị.
Những Lưu Ý Khi Ăn Rau Ngải Cứu
Bản thân ngải cứu là thực phẩm có tính nóng, tiêu trừ hán khí nên tránh ăn đối với người nhạy cảm và máu nóng. Ngoài ra khi sử dụng chế biến nên kết hợp các thực phẩm mát để bổ sung!
Cách Chọn Rau Ngải Cứu Ngon Và Cách Bảo Quản
Rau ngải cứu có đặc tính hai mặt lá đều có lớp lông nhung mỏng, mặt trên là có màu xanh tươi, mặt dưới có màu trắng ngả. Khi chọn cần tránh các loại lá bị xỉn màu, bẹ lá không tươi, các nhánh bị dập hoặc úa vàng. Ngoài ra không cần lo lắng khi chọn phải ngải cứu có mùi hắc, vì đó là đặc tính riêng của loại thực phẩm này.
Trên hết cách bảo quản rau ngải cứu tươi khi chưa sử dụng luôn cũng vô cùng quan trọng. Sử dụng túi nilong bọc kỹ rau cất dưới ngăn mát chuyên dụng bảo quản rau, tránh rửa rau một loạt rồi cất tủ sẽ khiến thực phẩm bị héo và dập.
Những Món Ngon Từ Rau Ngải Cứu
Rau ngải cứu là thực phẩm được lựa chọn chế biến nhiều có ích cho sức khỏe và dưới đây là một số gợi ý các món ngon được làm từ ngải cứu bạn đọc có thể tham khảo thêm:
- Trứng rán ngải cứu
- Gà hầm ngải cứu
- Tim heo hầm ngải cứu
- Óc hầm ngải cứu
….
Lời kết
Trên đây là một số thông tin về lợi ích của rau ngải cứu đối với sức khỏe của con người, hy vọng các kiến thức trên cùng các lưu ý về rau ngải cứu đã mang tới quý bạn đọc thêm các thông tin cần thiết.