Những công dụng của quả sung với sức khỏe con người

Quả sung là loại quả quá quen thuộc với đời sống hàng ngày của chúng ta, nó được dùng nhiều làm gia vị ăn kèm với thức ăn tại Việt nam. Bên cạnh đó nó còn ẩn chứa vô vàn những công dụng chữa bệnh khác mà nhiều người chưa biết tới. Tìm hiểu ngay qua bài viết sau với Dây ngũ sắc tập gym để hiểu rõ hơn về những tác dụng của quả sung với sức khỏe con người.

Thành phần dinh dưỡng có trong quả sung

Quả sung là loại quả không còn xa lạ gì với mọi người, đặc biệt là món sung lắc muối ớt hay những bát nước chấm quen thuộc được chế biến từ quả sung khiến chúng ta không thể quên được .

Quả sung có nhiều tên gọi khác nhau tùy theo vùng miền có thể kể tới như là mật quả, vô hoa quả, thiên sinh tử,… Quả mọc thành chùm, chưa chín có màu xanh và chuyển sang màu cam ánh đỏ khi chín và rất dễ rụng. Khi tách quả ra khỏi cây thì có xuất hiện mủ trắng đục.

Theo Đông y thì sung vốn có tính bình, vị rất ngọt, giải độc cơ thể và là thuốc chữa bệnh cho con người. Trong y học thì loại quả này chứa nhiều các khoáng chất cũng như vitamin, … Ngoài ra nó còn nhiều các thành phần khác, có thể kể tới như :

  • Glucose
  • Saccarose
  • Quinic acid
  • Shikimic acid
  • Oxalic acid
  • Citric acid
  • Malic acid
  • Auxin
  • Chất khoáng
  • Chất xơ
  • Các loại vitamin như: Vitamin A, vitamin nhóm B, vitam C, vitamin E, vitamin K,…

Với nhiều thành phần dinh dưỡng trong quả sung, nó được nhiều các bác sỹ chọn là loại quả có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Nhớ bổ sung quả sung vào mỗi bữa ăn hàng ngày của mình nhé.

Những công dụng của quả sung với sức khỏe con người

Quả sung phơi khô có tác dụng gì ?

  • Cải thiện được tiêu hóa : Trong sung khô có nhiều chất xơ, bổ sung từ 3 – 5 miếng có chứa tới 5 gram, đáp ứng 20% nhu cầu hàng ngày trong cơ thể. Đây được coi là thuốc nhuận tràng tự nhiên và tốt giúp ngăn ngừa táo bón, tiêu hóa, hội chứng ruột kích thích.
  • Giúp giảm cân : Sung khô chứa ít calo, thông thường 1 miếng sung khô chứa tới 5 gram chất xơ, chiếm 20% chất xơ nhu cầu hàng ngày cơ thể. Chính vì thế ăn sung khô giúp giảm cân 1 cách hiệu quả.
  • Chữa Tăng huyết áp : Khi ăn nhiều muối làm cho lượng natri – kali trong máu tăng lên. Bổ sung lượng sung khô vừa đủ tầm 129 mg, giúp bạn cân bằng lượng natri – kali trong máu từ đó ngăn ngừa chứng cao huyết áp hiệu quả.
  • Ngoài ra sung khô cũng có nhiều tác dụng tuyệt vời khác như : ngăn ngừa ung thư, tăng cường sức khỏe sương, cải thiện được sức khỏe sinh sản, chữa thiếu sắt – thiếu máu, tốt cho những người tiểu đường.

Quả sung chữa những bệnh gì ?

Dưới đây là những tác dụng chữa bệnh mà quả sung đem lại.

Ngăn ngừa nhiều bệnh ung thư

Có thể bạn chưa biết thì Nhựa của quả sung được là 1 trong những thứ để làm thuốc. Theo y học hiện đại, loại dược phẩm này có tác dụng ức chế sự phát triển của nhiều loại tế bào ung thư như ung thư mô liên kết, các loại ung thư vú, bạch huyết, … Nhựa của sung giúp cơ thể làm chậm quá trình di căn tới tế bào ung thư.

Quả sung còn chứa rất nhiều pectin- một chất xơ hòa tan có lợi cho sức khỏe con người. Sung giúp cho cơ thể của chúng ta sạch hệ tiêu hóa, các cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, kích thích gốc tự do, chất độc hại gây ra các bệnh liên quan tới ung thư. Ăn sung thường xuyên giúp ngăn ngừa các chứng ung thư liên quan tới vùng bụng, ruột kết, …

Ngăn ngừa tăng huyết áp

Ăn sung đều đặn hàng ngày giúp cơ thể lấy lại lượng kali mất đi khi chúng ta nạp quá nhiều lượng natri vào cơ thể (lượng natri này đến chủ yếu từ muối ăn) – từ đó kali trong cơ thể thiếu hụt – dễ dẫn tới tình trạng huyết áp cao.

Bởi vì, quả sung là loại quả rất giàu kali, là loại thực phẩm hỗ trợ rất tốt cho những người cao huyết áp huyết áp và ngăn ngừa tình trạng tăng huyết áp.

Tốt cho tim mạch

Trong sung có các chất như phenol, omega-3 và omega-6 là thành phần chứa những axit béo có tác dụng trong việc cải thiện sức khỏe tim mạch. Lá sung thì tác động tới chất béo trong cơ thể, giúp trung tính lại chất béo. Nếu có sức khỏe về tim mạch có thể kết hợp 2 thứ này để ngăn ngừa nhé.

Hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường

Vì sung có chứa rất giàu kali nên sung giúp cơ thể điều chỉnh lượng đường trong cơ thể, từ đó đường huyết được ổn định hơn. Với lượng chất xơ trong sung giúp thúc đẩy chức năng kiểm soát được chứng tiểu đường.

Tốt cho hệ thống xương và ngăn ngừa loãng xương

Trong sung có nhiều lượng canxi, kali, mangan, phốt pho – là những chất giúp xương khỏe mạnh, nó còn giảm nguy cơ loãng xương. Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng thì nếu bị dị ứng từ sữa các bạn có thể bổ sung canxi từ sung

Ngăn ngừa táo bón

Theo như nghiên cứu thì cứ 3 quả sung sẽ có khoảng 5 gram chất xơ giúp ngăn ngừa táo bón, loại bỏ tiêu chảy. Nếu bạn đang có vấn đề về đường tiêu hóa, hãy nhớ ăn kèm vài quả sung trong bữa ăn nhé. .

Hỗ trợ giảm cân 1 cách hiệu quả

Nếu bạn đang mắc vấn đề về cân nặng mà không muốn tìm đến những phương pháp điều trị đắt tiền thì bạn có thể dùng quả sung để hỗ trợ trong việc giảm cân. Trong sung có chất xơ hỗ trợ cho việc giảm cân, nó cũng là giải pháp cho những người đang mắc chứng béo phì.

Lượng calo cao trong sung cũng làm cho chúng ta dễ tăng cân, đặc biệt khi sử dụng cùng với sữa. Ăn sung với lượng vừa phải là tốt cho cơ thể, không nên lạm dụng nó.

Viêm khớp

Bạn lấy sung tươi với 1 lượng vừa đủ, đem hầm với thịt lợn nạc ăn. Hoặc sung tươi 2 – 3 quả rửa sạch thái vụn rồi tráng với trứng gà, nó không chỉ gia vị cho món ăn ngon mà còn giúp giải quyết vấn đề về khớp đó.

Tác dụng của trái sung đối với mụn nhọt, lở loét

Nếu những mụn nhọt xấu xí đang hành hạ bạn thì thì bạn không nên bỏ qua loại quả thần kì này đâu nhé. Cách làm: Sao khô quả sung chín rồi tán mịn. Tiến hành xông hơi, ngâm rửa nơi tổn thương bằng nước sắc quả hoặc dùng lá sung tươi, lau khô rắc bột quả sung và băng lại.

Xoa dịu thần kinh cũng là một trong những tác dụng của trái sung

Quả sung có khả năng xoa dịu thần kinh, giúp dễ ngủ nhờ chất tryptophan có trong nó. Ngoài ra thì nó còn có tác dụng cải thiện trí nhớ, hỗ trợ tăng sức khỏe và xoa dịu những cơn nhức đầu.

Những công dụng của quả sung với sức khỏe con người

Tác dụng phụ khi ăn sung nhiều ?

Bên cạnh những lợi ích mà quả sung mang lại thì bạn nên lưu ý về những tác dụng phụ của nó nếu dùng quá liều lượng.

Xuất huyết

Khi bạn ăn quá nhiều sung có thể dẫn tới tình trạng xuất huyết võng mạc, trực tràng, thiếu máu. Vì vậy, hãy ăn với lượng vừa phải.

Tụt đường huyết

Như tác dụng kể trên là quả sung giúp giảm lượng đường trong máu, đối với những người có lượng đường huyết thấp thì hạn chế nhiều ăn nhiều sung hoặc tránh ăn sung.

Oxalate có hại

Đó là loại chất gây hại cho những người bị bệnh về thận hoặc túi mật. Sung cũng có thể ảnh hưởng đến lá lách – bộ phận trong cơ thể phụ trách sản xuất tế bào bạch cầu. Vì vậy hãy lưu ý khi sử dụng.

Đầy bụng và dẫn tới đau dạ dày

Mặc dù sung có lợi cho những người mắc táo bón, tuy nhiên bổ sung quá nhiều sẽ làm ảnh hưởng xấu tới đường tiêu hóa. Để ngăn các chứng như Maggie Michalczyk thì các bác sỹ tại Chicago khuyên mọi người nên uống nước lạnh sau khi ăn sung. Điều này giúp cho bạn giải quyết tình trạng dạ dày.

Ngoài ra ăn sung nhiều sẽ làm cho bụng của bạn đầy hơi. Không hẳn ở toàn bộ dạ dày mà có thể chỉ ở 1 khu vực nhỏ.

Nhạy cảm với ánh năng mặt trời

Chuyên gia tại Đại học Florida cho rằng quả sung rất tốt cho việc điều trị bệnh liên quan tới da, tuy nhiên nếu ăn nhiều sẽ làm gây hại cho da nếu như tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Chính vì thế không nên tiếp xúc lâu với ánh nắng mặt trời khi ăn sung thường xuyên, để bảo vệ làn da.

Gây hại cho gan và ruột

Hạt của quả sung dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn đường ruột, nó gây ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa.

Ảnh hưởng tới quá trình hấp thụ canxi

Trong quả sung có chứa oxalat là chất gây cản trở trong quá trình hấp thụ canxi. Ăn nhiều sung sẽ làm cho cơ thể thiếu hụt canxi quan trọng, gây yếu xương, dẫn tới bệnh liên quan tới xương khớp.

Dị ứng

Ăn nhiều sung dẫn tới tình trạng dị ứng, 1 vài triệu chứng điển hình như viêm kết mạc, sốc phản vệ, viêm mũi. Nó cũng gây chứng hen suyễn, nên cũng phải lưu ý khi ăn quá nhiều sung nhé.

Các chọn sung ngon?

  • Quả sung vẫn còn nguyên chùm, không bị dập, thâm, có độ non vừa phải.
  • Cầm quả sung cảm giác chắc tay, không bị héo mềm
  • Sung nếp nếu muối sẽ ngon hơn sung tẻ vì sung tẻ ăn chát và không giòn bằng sung nếp.
  • Sung nếp thường quả tròn, có núm lõm, bên trong ruột thường có viền hồng. Sung tẻ thường có ruột trắng và có núm lồi hình quả thuôn dài.

Những món ăn ngon từ quả sung

Những công dụng của quả sung với sức khỏe con người

Quả sung có vị chát, tuy nhiên nếu nhai càng lâu sẽ càng thấy ngọt và bùi. Tùy vào nhu cầu cũng như sở thích của từng người mà sung được chế biến thành nhiều món ăn khác nhau :

  • Sung nộm chua ngọt
  • Sung kho thịt
  • Sung om lươn
  • Sung muối sổi
  • Sung kho
  • Sung luộc
  • Gỏi sung
  • Thịt lợn kho sung

Lời kết

Trên đây là những thông tin liên quan tới quả sung và những công dụng liên quan như chữa bệnh, tác dụng phụ, cách chọn quả sung ngon. Hi vọng qua bài viết sẽ giúp các bạn có được cái nhìn tổng quan về quả sung cũng như sử dụng nó 1 cách hiệu quả cho sức khỏe của mình nhé.

Xem thêm : Tác dụng của quả chuối chín và xanh là gì ?

5/5 - (1 bình chọn)
Posted in: Kiến Thức Sức Khỏe